Top 7 sai lầm của cha mẹ khiến trẻ “đánh mất” sự tự tin

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 51 Second

Khi những đứa trẻ lớn lên trong cảm giác tự ti thì chúng khó thành công trong cuộc sống. Sự tự tin thấp sẽ khiến trẻ khó hòa nhập cộng đồng, bạn bè và các mối quan hệ tốt giữa các cá nhân. Trẻ tự ti thường có nhận thức sai lầm về bản thân, sẽ trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và thiếu sáng tạo trong công việc. Tự ti không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ mà còn ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Trong cuộc sống, đôi khi cách cư xử của cha mẹ sẽ vô tình khiến trẻ mất đi sự tự tin và trở thành những đứa trẻ tự ti, nhút nhát, ngại thể hiện khả năng của mình. Hãy cùng lideruno.com điểm qua những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ mất đi sự tự tin nhé!

7 sai lầm của cha mẹ khiến trẻ mất đi sự tự tin

Trẻ sẽ mất đi sự tự tin nếu bị ép thể hiện tình cảm

Trẻ sẽ mất đi sự tự tin nếu bị ép thể hiện tình cảm
Trẻ sẽ mất đi sự tự tin nếu bị ép thể hiện tình cảm

Việc cha mẹ ép con thể hiện tình cảm với mình có thể khiến trẻ cảm thấy chúng không được quyền quyết định cơ thể mình. Trẻ sẽ cảm thấy mục đích chính của nó trong cuộc sống là làm hài lòng người khác. Đến khi lớn lên, những đứa trẻ này có xu hướng nghĩ bản thân mình vô dụng khi không làm hài lòng người khác. Chúng thấy bất an và đánh giá thấp giá trị bản thân.

Từ chối cho trẻ làm việc nhà

Nhiều cha mẹ cho rằng công việc nhà sẽ gây áp lực cho con. Cho trẻ làm việc nhà sẽ khiến chúng không còn thời gian học hành. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc nhà giúp trẻ trở thành công dân có trách nhiệm hơn. Đối với trẻ nhỏ, nếu được làm các công việc phù hợp với lứa tuổi thì sẽ giúp trẻ có được cảm giác làm chủ và hoàn thành công việc. Dù là công việc nhà rất nhỏ thì trẻ cũng có cơ hội để thấy mình có khả năng và năng lực.

Bị đỗ lỗi quá nhiều sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin vốn có

Việc đổ lỗi có thể giúp cha mẹ kiểm soát trẻ tốt hơn. Tuy nhiên, đổ lỗi cho trẻ quá nhiều khiến trẻ luôn sống trong sự sợ hãi, ràng buộc về đạo đức. Khi lớn lên, chúng có xu hướng co ro trong một giới hạn vì nỗi sợ đã lấn át tất cả. Bạn nhìn con và có thể thấy rằng chúng rất ngoan nhưng thực chất chúng không tự do và không hạnh phúc.

Giúp trẻ tránh khỏi những sai lầm

Cha mẹ thường không muốn nhìn thấy con thất bại. Vì vậy mà phụ huynh thường giúp đỡ trẻ, ngăn cản để trẻ không phạm sai lầm. Hành động này tưởng đúng nhưng nó lại vô tình cướp đi cơ hội để trẻ học cách phục hồi – đứng dậy sau thất bại. Một vài lỗi sai trong bài kiểm tra không có nghĩa là trẻ kém cỏi. Nó cũng không làm ảnh hưởng xấu tới tương lai của trẻ. Sai lầm là cơ hội để trẻ xây dựng sức mạnh tinh thần mà chúng cần có để làm tốt hơn vào lần tới.

Kìm hãm những nhu cầu chính đáng của trẻ

Nhiều phụ huynh có xu hướng bắt con làm theo những gì mà họ cho là tốt với con. Còn những thứ mà trẻ thích, nếu không phải thứ cha mẹ thích thì sẽ không cho trẻ thực hiện. Chẳng hạn như ép trẻ học đàn trong khi trẻ thích học múa. Ép trẻ chơi bóng đá trong khi trẻ thích chơi bóng rổ,… Những đứa trẻ bị kìm nén nhu cầu chính đáng như vậy có thể trở thành một người nổi loạn. Bởi vì chúng sẽ muốn chứng minh rằng mình sẽ không đáp ứng yêu cầu của bất kỳ ai. Hoặc chúng có nguy cơ trở thành “tấm thảm chùi chân” của người khác vì không thể tự bảo vệ mình.

Trừng phạt trẻ thay vì kỷ luật

Trừng phạt trẻ thay vì kỷ luật
Trừng phạt trẻ thay vì kỷ luật

Trẻ em cần được hiểu rằng một số hành động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa kỷ luật và hình phạt. Những đứa trẻ bị kỷ luật nghĩ rằng mình đã đưa ra một lựa chọn tồi. Những đứa trẻ bị trừng phạt nghĩ rằng, mình là một người xấu. Nói cách khác, kỷ luật giúp trẻ tự tin rằng chúng có thể đưa ra những lựa chọn thông minh hơn, lành mạnh hơn trong tương lai, trong khi hình phạt khiến chúng nghĩ rằng chúng không có khả năng làm tốt hơn.

Luôn mong đợi sự hoàn hảo từ trẻ

Kỳ vọng cao là lành mạnh, nhưng kỳ vọng quá nhiều có thể gây hậu quả. Khi những đứa trẻ nhận thấy những kỳ vọng của cha mẹ quá cao, chúng thậm chí không buồn cố gắng hoặc chúng có thể cảm thấy như thể chúng sẽ không bao giờ đạt được. Thay vào đó, hãy đưa ra những kỳ vọng rõ ràng cho dài hạn. Đồng thời, cha mẹ hãy đặt những mốc quan trọng trên quá trình thực hiện. Ví dụ: đi học đại học là một kỳ vọng dài hạn. Vì vậy hãy giúp trẻ đặt ra các mục tiêu ngắn hạn cho trẻ. Chẳng hạn như: đạt điểm cao, làm hết bài tập về nhà, đọc sách,…

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

40 − 33 =