Những điều cha mẹ cần ghi nhớ khi con bước sang tuổi vị thành niên

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 44 Second

Khi con bạn bước vào độ tuổi teen thì là lúc bạn đặt chân lên con thuyền dẫn con đến bờ của độ tuổi của sự trưởng thành. Tuổi vị thành niên là độ tuổi có nhiều thay đổi về nội tiết tố nhất. Đây cũng là độ tuổi con người có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần nhất, xu hướng dậy thì sớm ngày càng rõ rệt. Vì vậy, cha mẹ nên chấp nhận và hiểu những thay đổi cảm xúc đột ngột của con cái, kể cả khi trẻ “mít ướt” hay quá xúc động, nhạy cảm.

Con cái cần bố mẹ ở bên. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần cẩn trọng mọi lời nói và việc làm của mình khi đối xử với con cái. Nào cùng với lideruno.com tìm hiểu những điều mà bậc cha mẹ cần ghi nhớ khi con bước sang tuổi vị thành niên qua bài viết bên dưới này nhé!

Đừng kiểm soát mọi hành vi của trẻ

Đừng kiểm soát mọi hành vi của trẻ
Đừng kiểm soát mọi hành vi của trẻ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, phụ huynh kiểm soát con thái quá sẽ khiến trẻ không biết cách tự quản lý cảm xúc của bản thân. Khi được cha mẹ quá bao bọc. Trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về khả năng thích nghi xã hội, kết bạn hay phân tích hành vi.

Do vậy, cha mẹ hãy để trẻ tự làm một số việc trong gia đình; không quá nuông chiều, cho trẻ quyền tự lập, tự khám phá. Phụ huynh có thể đưa ra lời khuyên, động viên giúp trẻ vượt qua những tình huống khó khăn nhưng không nên áp đặt.

Chúng ta cũng có thể trò chuyện với trẻ về cảm xúc và giúp trẻ đối phó với căng thẳng. Những điều này sẽ có tác dụng hình thành tính tự lập, đối diện khó khăn, trở thành kỹ năng khi trẻ trưởng thành.

Đừng sử dụng đòn roi, bạo lực với trẻ

Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là những vùng nông thôn vẫn tin rằng đòn roi là phương pháp kỷ luật tốt nhất cho con trẻ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia. Việc lạm dụng bạo lực trong giáo dục trẻ dẫn đến rất nhiều hậu quả. Trong đó có hành vi chống đối xã hội, rối loạn tâm lý; nghiện rượu bia và chất kích thích.

Phụ huynh chỉ nên dùng đòn roi như một biện pháp cảnh cáo và chỉ được dùng khi thực sự cần thiết, không dùng thời xuyên. Hãy cùng trò chuyện với trẻ để hỏi về nguyên nhân sự việc thay vì quát mắng, đánh đòn ngay khi con phạm lỗi.

Lẩn tránh mọi chủ đề nhạy cảm

Một số cha mẹ có xu hướng tránh thảo luận các chủ đề liên quan đến giới tính và tình dục với con. Ngay cả khi con đã là thanh thiếu niên, họ vẫn nghĩ chủ đề này quá nhạy cảm. Họ hy vọng con sẽ tự tìm hiểu ở trường hoặc từ bạn bè. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, quan điểm này thể hiện sự vô trách nhiệm của phụ huynh.

Việc cha mẹ thảo luận về quan hệ tình dục với con cái là điều thực sự quan trọng. Nếu họ lẩn tránh, con họ có thể quan hệ tình dục sớm; hoặc thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn.

Không va chạm thân thể quá gần gũi đối với con

Có một sự thật cha mẹ phải chấp nhận là con cái đã đến lúc lớn. Con không còn bé bỏng như xưa về cả tâm hồn và thể chất để cha mẹ thoải mái ôm ấp, hôn, vuốt ve. Lúc này cha mẹ cần nhất phải tạo khoảng cách với con. Nhất là giữa mẹ và con trai hay cha và con gái.

Khoảng cách đó giúp các con biết giữ gìn thân thể, tránh sự va chạm với người bạn khác giới bởi cha mẹ chính là những người bạn khác giới đầu tiên của con.

Đừng làm mất mặt con trước mặt người khác

Đừng làm mất mặt con trước mặt người khác
Đừng làm mất mặt con trước mặt người khác

Nhiều bố mẹ cho rằng chửi mắng con trước mặt người khác cũng là hình thức giáo dục con. Họ tưởng rằng điều đó sẽ giúp con nhận ra khuyết điểm; và từ đó có ý chí mạnh mẽ để phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc mắng con trước mặt mọi người lại mang tác dụng ngược. Không chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ; mà còn khiến trẻ trở nên ương bướng, khó chỉ bảo. Nhiều đứa trẻ cho biết, điều mà chúng sợ nhất; hình phạt nặng nề nhất với chúng chính là bị mất mặt.

Theo các nhà giáo dục, tất cả những đứa trẻ khó giáo dục nhất là những đứa trẻ mất đi lòng tự trọng. Thế nên, bố mẹ phải làm mọi cách để bảo vệ điều quý giá nhất của con, chính là lòng tự trọng. Khi đứa trẻ bị tổn thương lòng tự trọng, trẻ sẽ quay lưng trốn chạy; trở nên hèn nhát, yếu đuối, hoặc ngược lại, trở thành đứa nổi loạn, vượt ra khỏi quy tắc; khuôn khổ, thậm chí bất chấp pháp luật.

Đừng chỉ trích những thay đổi ngoại hình hay cảm xúc

Tuổi vị thành niên là độ tuổi xảy ra nhiều biến đổi hooc-môn nhất. Đây cũng là độ tuổi chứng kiến nhiều thay đổi về cả ngoại hình lẫn tâm lý nhất trong cuộc đời con người, và xu hướng dậy thì sớm đang ngày càng gia tăng.

Vì vậy, cha mẹ nên chấp nhận, thấu hiểu cho những biến đổi cảm xúc bất chợt của con, kể cả khi con “mít ướt” hay quá dễ xúc động và nhạy cảm.

Không nên trêu chọc trẻ vì những điều đó – trẻ có thể cảm thấy tổn thương. Tuyệt đối tránh trách móc hay phạt con trước mặt bạn của con. Điều đó sẽ khiến trẻ trở nên xa cách với cha mẹ; hoặc không muốn nói chuyện với cha mẹ nữa. Hãy hỏi con một cách nhẹ nhàng. Tôn trọng những khó khăn mà con đang gặp phải.

Không mỉa mai hay nổi đóa với con – con có thể nhận ra sự coi thường của cha mẹ từ những chi tiết rất nhỏ như cái nhếch môi hay nhướn mày.

Dù là tình huống nào đi nữa, sẽ cần rất nhiều thời gian. Thậm chí là cả một đời để có thể chữa lành tổn thương cho đứa trẻ ấy.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

5 + 3 =