Giai đoạn ăn dặm ở trẻ nó cũng giống như bạn đang ở một thế giới vì vậy bạn cần phải thích nghi được nơi bạn đang sống. Vì vậy mà trong giai đoạn ăn dặm của trẻ cũng cần phải được thich nghi. Tại thời điểm này, các bậc cha mẹ phải chuẩn bị được cho mình những kiến thức thiết yếu nhất về chế độ dinh dưỡng ăn dặm để giúp con hoàn thành tốt giai đoạn này. Hãy cùng lideruno tham khảo bí quyết cho trẻ ăn dặm dưới đây để có thêm sự trợ giúp cho các mẹ nhé.
Ăn dặm là một giai đoạn rất cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu bạn cho trẻ ăn đúng cách và đầy đủ chất dinh dưỡng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ làm quen; khám phá mùi vị, hay là những món ăn mới và thích nghi dần với những bữa ăn đa dạng thực phẩm. Vì vậy, mà bạn không nên chỉ cho trẻ ăn một vị duy nhất. Điều này dễ khiến trẻ nhàm chán; kém ngon miệng, thậm chí gây trẻ bỏ ăn và có thể ảnh hưởng đến việc hình thành vị giác; khẩu vị và cách ăn ở những giai đoạn sau.
Mục Lục
Cho trẻ tập làm quen
Trẻ được khuyến cáo bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng của mỗi đứa trẻ là không giống nhau; nó còn tuỳ vào việc mẹ nhiều hay ít sữa. Nếu mẹ kém sữa; việc bổ sung dưỡng chất ngoài sớm cho con là điều cần thiết. Bởi vậy, các mẹ phải tinh ý và quan tâm đến từng biểu hiện của trẻ; có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm sớm nhất ở tháng thứ 4.
Tháng đầu tiên, mẹ chưa cần quan tâm đến việc trẻ ăn được nhiều hay ít. Đơn giản chỉ là cho trẻ làm quen với một loại dinh dưỡng khác sữa mẹ. Nhưng kể từ tháng thứ 2; khi trẻ đã quen được với thức ăn ngoài thì mẹ bắt đầu chú trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn dặm cho trẻ. Thức ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này thường là cháo sữa ngũ cốc; rau xanh; không nên cho trẻ bắt đầu với thịt. Các thức ăn phải được xay nhuyễn hoàn toàn, lỏng; mịn; có mùi vị nhẹ nhàng. Cho trẻ ăn dặm 2 bữa/ngày.
Quá trình chuyển đổi thức ăn
Sau khoảng 2 tháng kể từ thời điểm trẻ bắt đầu tập ăn dặm; đến lúc này lưỡi trẻ đã có độ cứng nhất định, linh hoạt hơn trong việc đảo trộn thức ăn nên mẹ có thể thử để cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn; giàu chất xơ hơn.
Vẫn là các món cháo nhưng mẹ bổ sung thêm thịt xay nhuyễn nấu nhừ cho trẻ ăn. Có thể sử dụng thịt gà, thịt lợn; trứng, gan … hạn chế dùng thịt bò bởi thịt bò có nhiều cơ dai sẽ khiến trẻ khó tiêu hoá hơn. Tỉ lệ gạo: nước trong thời điểm này là 1:7, sau khi nấu thành cháo sẽ có tỉ lệ 1:3. Cứ sau một tháng; mẹ tăng tỉ lệ gạo lên, càng sau cháo đặc hơn tháng trước.
Mỗi một món ăn mới, mẹ thử cho trẻ ăn trong 3 – 4 ngày để xem phản ứng của trẻ thế nào. Nếu trẻ vẫn ăn bình thường; không thè, đẩy thức ăn ra nghĩa là thức ăn mẹ nấu đang bắt nhịp đều với sự phát triển của trẻ. Còn nếu trẻ không chịu ăn; quấy khóc, ngậm thức ăn mà không nuốt thì mẹ trở lại tỉ lệ cũ cho đến khi trẻ cứng cáp hơn.
Trong giai đoạn trẻ 9 – 11 tháng tuổi; cha mẹ hãy tập cho con ngồi vào bàn ăn cùng mọi người; cho trẻ cầm thìa muỗng tự xúc ăn. Hãy xem việc này như trẻ đang chơi đùa với thức ăn; trẻ có thể nắm; bốc làm bẩn mặt mũi, quần áo … nhưng hãy để trể tự do làm những điều mình muốn. Quan trọng chúng ta đã tập được cho trẻ cách cầm đồ vật và một tinh thần thoải mái; vui vẻ trong bữa ăn.
Hoàn thành giai đoạn cho trẻ ăn dặm
Khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi thì chúng ta có thể coi như đã hoàn thành giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Chính vì vậy, khoảng thời gian 12 – 18 tháng cha mẹ phải giúp trẻ quen với việc ăn cơm và có chế độ ăn uống 3 bữa chính như người lớn kèm thêm 2 bữa phụ. Dừng tất cả những thức ăn xay nhuyễn và thay vào đó là cháo đặc, cơm nát. Rau, thịt cũng thái nhỏ, có độ lỗn nhỗn nhất định để trẻ tập nhai, vận động cơ hàm và kích thích tuyến vị.
Trong giai đoạn này hầu hết các mẹ sẽ tiến hành cai sữa hoàn toàn cho bé nên nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bù đắp nguồn dinh dưỡng mất đi từ sữa mẹ thì trẻ sẽ dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, tiêu hoá, hô hấp …
Các giai đoạn trẻ ăn dặm có mối quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn này là nền tẳng cho giai đoạn kia tiếp tục kế thừa và phát triển thêm. Chính vì vậy, để trẻ có một sự phát triển toàn diện nhất, mẹ phải tuân thủ quy trình trên không được đi tắt, nhảy giai đoạn mà làm phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ.
Một vài lưu ý nhỏ trong giai đoạn này
- Ép trẻ ăn hết lượng thức ăn mẹ muốn. Điều này có thể khiến trẻ mệt mỏi và chán ghét thức ăn.
- Chăm chỉ bổ sung thịt mà quên mất vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh và trái cây.
- Kéo dài bữa ăn của trẻ. Rất nhiều cha mẹ dỗ con ăn bằng cách dẫn con đi chơi, vừa chơi vừa ăn có khi 1 – 2 tiếng mới xong bữa. Thức ăn của trẻ sẽ bị nguội, vữa, cứng mà mất mùi vị dẫn đến trẻ cũng không còn hứng thú mà miễn cưỡng ăn chỉ để được chơi.
- Chế biến quá nhiều thực phẩm và gia vị trong một món ăn. Hệ tiêu hoá của trẻ ăn dặm chưa đủ trưởng thành để điều tiết nhiều dưỡng chất nên có thể khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu.
- Nấu thức ăn cho trẻ nhưng lại nêm vừa vị của mình. Đây là một điều rất sai lầm. Nên nêm gia vị hơi nhạt một chút so với người lớn thì mới vừa cho trẻ ăn dặm.
Ai cũng biết trẻ em cần được ăn dặm trước khi có một chế độ ăn uống như người lớn; nhưng lại rất ít người biết được quy trình và cách cho trẻ ăn dặm như thế nào. Chính giai đoạn ăn dặm là thời điểm trẻ có sự tăng trưởng chiều cao; và trí tuệ tốt nhất. Nên đây là giai đoạn vàng để mẹ bổ sung dưỡng chất giúp phát triển toàn diện.