Mách các bạn những thói quen xấu cần tránh để môi không bị khô, nứt nẻ

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 7 Second

Da trên môi thường mỏng và không có tuyến dầu để giữ ẩm. Do đó, môi của bạn rất dễ bị khô và nứt nẻ. Ngay cả những loại son dưỡng môi tốt nhất và đắt tiền nhất cũng chưa chắc đã cải thiện được tình trạng này. Cảm giác khô môi cũng đủ khiến bạn cảm thấy chán nản. Nhưng tình trạng nứt nẻ và thậm chí chảy máu môi còn tồi tệ hơn. Thời tiết, gió và tiếp xúc với không khí khô có thể khiến môi bạn dễ bị khô và nứt nẻ.

Môi khô nứt nẻ khiến việc làm đẹp của bạn trở nên thảm hại.  Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những thói quen phổ biến sau đây. Vào mùa đông, nhiều người thường phàn nàn rằng không khí quá khô khiến môi bị nứt nẻ, thậm chí chảy máu. Những thói quen sau đây có thể là lý do khiến môi khô, nứt nẻ.

Liếm môi

Thói quen xấu này là con đường ngắn nhất khiến đôi môi mọngmịn bỗng trở nên khô nẻ. Khi cảm thấy môi khô, nhiều người liếm môi để cảm thấy dễ chịu hơn, và sau đó họ không thể ngừng động tác này vì càng liếm càng khô.

Để mọi chuyện không tệ hơn, hãy cố gắng kiểm soát cái lưỡi của bạn, tuyệt đối không liếm môi. Hãy thấm ướt môi bằng chút nước ấm, sau đó thấm nhẹ bằng giấy ăn rồi thoa sản phẩm dưỡng môi.

Thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng, nhất là khi có cảm giác ngạt mũi, khiến đôi môi bạn như bị hong khô bởi những cơn gió.

Hãy cố gắng bỏ thói quen xấunày, nếu không dù bôi son dưỡng xịn, môi bạn cũng vẫn nứt toác.

Lười uống nước

Lười uống nước
Lười uống nước

Một khi không cung cấp đủ nước cho cơ thể, đôi môi bạn lấy đâu ra độ ẩm để duy trì sự căng bóng, mịn màng?

Hãy uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, khi đó không chỉ đôi môi mà làn da bạn cũng mướt mát trông thấy.

Lười thoa dưỡng

Muốn môi đẹp mọng như quả anh đào mà lười thoa dưỡng thì không được rồi, nhất là vào mùa đông.

Không có lớp dầu bảo vệ, cái lạnh và không khí hanh hao sẽ dễ dàng khiến môi khô nẻ. Hãy luôn thủ bên mình một thỏi/hũ son dưỡng để thoa lại thường xuyên, nhiều lần trong ngày.

Do thở miệng

Do thói quen ngủ thở miệng hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc phải thở bằng miệng. Thở miệng làm cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn và làm môi khô nhanh chóng. Những người ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường thở miệng. Và thường xuyên thức dậy với đôi môi khô và nứt nẻ. Trong những tình huống này, tốt nhất là để giữ cho đôi môi của bạn ẩm suốt cả ngày. Đặc biệt là trước khi đi ngủ và trao đổi với bác sĩ để chữa trị các vấn đề rắc rối tiềm ẩn này.

Kem đánh răng

Nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate. Và nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ do kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi kem đánh răng khác.

Thường xuyên bật điều hòa hoặc dùng quạt sưởi

Hai loại thiết bị giúp giữ ấm này lấy đi độ ẩm trong không khí. Khiến cho làn da và đôi môi bạn nhanh chóng mất nước, hậu quả là đôi môi khô nẻ.

Hãy hạn chế hết mức có thể việc dùng quạt sưởi hay điều hòa nóng. Bạn có thể đặt thêm chậu nước hoặc khăn mặt ướt trong phòng để duy trì độ ẩm. Và tốt nhất là lên bôi lên môi lớp dưỡng dày. Hoặc dùng mặt nạ môi, mặt nạ ngủ dành cho môi.

Thoa lại son màu nhiều lần mà không dưỡng

Thoa lại son màu nhiều lần mà không dưỡng
Thoa lại son màu nhiều lần mà không dưỡng

Mỗi khi thấy màu son nhạt đi, nhiều chị em có thói quen lôi thỏi son ra tô lại. Đây thực sự là thói quen xấu.

Nhiều lớp son cũ, mới chồng lên nhau dễ khiến đôi môi trở nên khô và nứt nẻ. Tốt nhất, bạn nên thoa một lớp son dưỡng trước khi đánh son màu lần nữa. Vào thời gian đôi môi kém mọng mịn, hãy bạn chế dùng son lì mà hãy ưu tiên dòng son satin nhiều dưỡng, bóng môi.

Giật các mảnh da chết trên môi

Nhiều phụ nữ thừa nhận họ không thể kiềm chế việc đưa tay lên môi giật những mảng da chết bị bong ra phân nửa. Thói quen xấu này khiến cả những tế bào chưa đủ già cũng bị kéo giật khỏi môi. Tạo ra vết thương, gây đau đớn và làm tình trạng nứt nẻ, khô xác ở môi càng tệ hại.

Và sự thật là bạn càng giật, những mảnh da chết bong ra càng nhiều và nhanh; bạn lại càng không nhịn được và giật tiếp. Hậu quả là đôi môi bạn sứt sẹo thê thảm suốt mùa đông.

Ngoài ra, son dưỡng không phù hợp, nước tắm quá nóng. Kem đánh răng tiếp xúc nhiều với môi do đánh răng quá thường xuyên hoặc dùng kem đánh răng làm trắng… cũng có thể là nguyên nhân khiến đôi môi bạn khô thêm. Hãy chú ý để loại trừ các nguy cơ này.

Để môi luôn tươi mọng, bạn còn cần ăn uống đủ chất. Lưu ý ăn nhiều rau củ quả, nhớ bôi chống nắng cho môi trước khi ra ngoài (da môi mỏng và dễ bị tổn thương bởi ánh nắng hơn da mặt). Hãy thường xuyên tẩy da chết cho môi bằng các sản phẩm chuyên dụng.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

9 + 1 =