Cha mẹ dù có như thế nào cũng không thể đồng hành cùng con cái mãi mãi. Là cha mẹ, ai cũng mong muốn được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ con cái. Tuy nhiên, yêu thương con cái không có nghĩa là bạn luôn bảo vệ và nâng niu chúng. Thay vào đó, hãy dạy trẻ tự lập và để con trải nghiệm mọi thứ, trong khi bạn chỉ đứng cạnh hướng dẫn và chỉ ra những điều chưa phù hợp với con.
Bạn có thể tham khảo những phương pháp dạy trẻ cách sống một cách độc lập sau đây để giúp trẻ nâng cao kỹ năng sống. Vì vậy, trong 5 thời điểm này, cha mẹ phải học cách buông bỏ, để con cái có thể tự lập khi chúng không muốn lớn lên. Nào cùng với lideruno.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!
Mục Lục
Tại sao cha mẹ cần phải dạy trẻ tự lập từ sớm?
Đây là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh khi nghe đến kỹ năng tự lập cho con. Mặc dù trẻ còn nhỏ nhưng có những lúc trẻ sẽ phát ra tín hiệu rằng muốn tự mình làm, tức là trẻ đang muốn bố mẹ hướng dẫn và để trẻ tự mình làm. Đó cũng là biểu hiện đầu tiên của tính tự lập ở trẻ. Vốn dĩ trẻ luôn có tính tự lập từ nhỏ, tuy nhiên bố mẹ lại luôn quan niệm rằng con còn nhỏ nên sẽ làm giúp con mà không suy nghĩ gì.
Vì vậy nếu cha mẹ bỏ qua giai đoạn tiền đề này không cho trẻ luyện tập, đến khi trẻ lớn lên và không tự làm bất cứ điều gì các bạn lại sẽ la mắng con. Điều này các bạn hoàn toàn phải trách bản thân mình chứ không phải con. Vì các bạn không tạo cho con một nền tảng tốt thì không thể đòi hỏi trẻ biết làm mọi thứ về sau này.
Đồng thời việc trẻ muốn tự mình làm còn còn thể hiện sự khẳng định cái tôi và ý chí của bản thân. Chính vì vậy nếu như trẻ nhận được sự tôn trọng từ cha mẹ thì cái tôi ấy sẽ tiếp tục đơm hoa kết trái về sau này.
Các giai đoạn sau đây, các bậc phụ huynh nên cho con mình học cách tự lập
Giai đoạn 3 tuổi để trẻ tự ăn
Có một số phương pháp ăn uống để trẻ tự ăn ngay khi bắt đầu ăn dặm. Như vậy, trẻ có sự chủ động trong ăn uống từ rất sớm.
Tuy nhiên, nhiều gia đình nuôi con theo kiểu truyền thống vẫn bón cho con ăn vì cho rằng việc này giúp trẻ ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên đến một giai đoạn nhất định cha mẹ vẫn nên để trẻ tự ăn. Nếu cứ kéo dài như vậy trẻ sẽ khó có thể ăn uống độc lập; đồng thời trẻ sẽ bị phụ thuộc vào người lớn.
Nếu cha mẹ không cho ăn, trẻ sẽ không biết ăn gì, ăn bao nhiêu. Trẻ mất đi cơ hội phán đoán nên ăn bao nhiêu là vừa, lúc nào đói, lúc nào no.
Từ khi trẻ lên 1 tuổi, cha mẹ nên tập cho trẻ lấy đồ ăn bằng tay; sử dụng bộ đồ ăn đơn giản để đến khi 2 tuổi, 3 tuổi trẻ có thể ăn độc lập.
Giai đoạn 5 tuổi ngủ riêng
Trẻ ngủ quá lâu cùng cha mẹ sẽ bị phụ thuộc; tính tự lập kém, dễ bị tổn thương tình cảm. Theo thống kê của các nhà tâm lý học, 5 tuổi là thích hợp để trẻ tách phòng bởi tâm lý trẻ đã nhận thức được tương đối và tâm lý tình dục cũng đã phát triển.
Mặc dù mỗi đứa trẻ một khác nhưng cha mẹ có thể giãn bớt khoảng cách ngủ cùng con từ 3 tuổi và tác hoàn toàn khi trẻ lên 5 và 6.
Giai đoạn 6 tuổi ra khỏi phòng tắm
Giai đoạn 0 – 6 tuổi là thời điểm quan trọng để giáo dục giới tính trẻ em. Trước 3 tuổi, phòng tắm là không gian ấm áp và các bậc cha mẹ Âu; Mỹ hay Nhật Bản thường chọn nó để giáo dục giới tính. Sau khi bé gái lên 3 tuổi, bố không còn thích hợp tắm cho con; còn mẹ vẫn có thế giúp con trai tắm rửa đến 5, 6 tuổi.
Ở độ tuổi lên 6, trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy xấu hổ, lúng túng khi có người khác trong phòng tắm. Đây là lúc cha mẹ nên chủ động rời khỏi và tôn trọng sự riêng tư của con và để con học cách tắm độc lập.
Giai đoạn 8 tuổi ra khỏi không gian riêng tư của con
7 – 8 tuổi là độ tuổi thích hợp để trẻ ở một mình. Khi trẻ lên 7, cha mẹ nên để trẻ ở phòng riêng. Đừng tự ý vào phòng con vì nó khiến trẻ có cảm giác bị kiểm soát không gian.
Nếu muốn vào phòng trẻ, bạn hãy gõ cửa để tôn trọng quyền riêng tư của trẻ.
Giai đoạn 12 tuổi ra khỏi bếp
Những đứa trẻ 12 tuổi có đủ nhận thức và năng lực để thực hành an toàn. Vì vậy, cha mẹ có thể rời khỏi bếp nghỉ ngơi và để trẻ nấu những món ăn đơn giản.
Nếu trẻ bị đứt tay, bị bỏng hay làm xáo trộn căn bếp; thì bạn cũng không cần quá lo lắng hay đổ lỗi cho con. Để trẻ tự vượt qua những khó khăn nhỏ này là cách tốt để giúp con có kỹ năng sống độc lập.