Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cần liệt kê bên dưới danh sách những câu hỏi cần hỏi con, cũng như câu trả lời cụ thể. Bạn có thể in ra và để mình tự giải đáp nhé, một số điều có thể khiến bố của trẻ ngạc nhiên và bất ngờ đó. Trẻ em luôn là đối tượng cần được bảo vệ. Bạn có thể bảo vệ trẻ bằng cách dạy trẻ hiểu những quy tắc an toàn này.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần dạy trẻ nhớ thông tin liên lạc của các thành viên trong gia đình để có thể ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (chẳng hạn như khi bị lạc ). Bạn có thể giúp trẻ ghi nhớ bằng cách nhắc lại số điện thoại và địa chỉ nhà của cha mẹ. Và còn nhiều điều và quy tắc an toàn khác nữa nhé. Nào cùng với lideruno.com tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn mà cha mẹ nên dạy cho con qua bài viết bên dưới này.
Mục Lục
Nhớ rõ thông tin địa chỉ liên lạc của gia đình
Khi con còn nhỏ, cha mẹ cần dạy con nhớ rõ thông tin liên lạc của gia đình để con có thể ứng khó trong những trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như khi bị lạc. Có thể giúp trẻ ghi nhớ bằng cách nhắc đi nhắc lại số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ nhà.
Cha mẹ không nên viết tên trẻ lên các vật dụng cá nhân của trẻ. Vì kẻ xấu có thể tiếp cận những thông tin này. Khi kẻ xấu nắm được thông tin của trẻ sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của trẻ và như vậy thì rất nguy hiểm.
Nếu có người lạ cố gắng đột nhập vào nhà
Hãy dạy con nếu có người là đang cố gắng đột nhập vào nhà; thì hãy gọi cho cha mẹ trước khi gọi cho 113. Cuộc trò chuyện với dịch vụ khẩn сấр có thể kết thúc đột ngột nếu có người đột nhập vào nhà thành công, nhưng ít ra trong thời gian nàу cha mẹ có thể gọi và cảnh báo hàng xóm.
Giữ khoảng cách với người lạ
Từ khi con còn nhỏ cha mẹ nên dạy con nguyên tắc không trò chuyện với người lạ. Nếu có, cuộc trò chuyện kéo dài không quá 5-7 giây và không nhìn thẳng mắt của người đối diện. Trong khi cuộc trò chuyện diễn ra, trẻ nên đứng cách người lạ khoảng 2m và nhất định phải duy trì khoảng cách này. Nếu người lạ cố gắng tiến lại gần, trẻ phải lùi lại để đảm bảo an toàn. Tốt nhất hãy dạy trẻ rời đi chỗ khác và tìm tới một nơi an toàn có các nhân viên bảo vệ, cảnh sát giao thông… khi người lạ cố gắng tiếp cận.
Dạy con khi thấy có người lạ bám đuôi
Nếu trẻ đang đi trên đường một mình mà có cảm giác như đang bị ai đó bám đuôi. Trong tình huống này cha mẹ hãy dạy trẻ đi vào siêu thị; tiệm làm tóc hay bất cứ nơi nào khác đông người và gọi ngay về nhà.
Nguyên tắc nói không với người lạ
Hãy dạy con trong bất kỳ hoàn cảnh nào không bao giờ được đi theo người lạ. Hãy dạy con rằng nếu có ai đó nói “Bố mẹ cháu nhờ cô đưa cháu đến chỗ mẹ ngay lập tức”,“Đi theo cô/chú. Cô/chú sẽ dẫn cháu đến chỗ bố mẹ”, hay một câu đại loại là muốn đưa con đi nơi khác thì con hãy hỏi ngay “Tên bố mẹ cháu là gì? Công tác ở đâu?” và tuyệt đối không được đi theo người lạ.
Trong trường hợp người lạ bắt được con thì hãy ngay lập tức cắn, đá, cào; cấu và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng cách hét thật to: “Cháu không quen cô/chú này. Cô/chú đang muốn bắt cháu đi. Hãy cứu cháu”… để nhận được sự giúp đỡ của mọi người.
Quy tắc chào hỏi mọi người
Đây là phép lịch sự cơ bản nhất. Bố mẹ nên dạy trẻ kỹ năng chào hỏi đúng cách ngay từ nhỏ. Dạy chào hỏi, trẻ sẽ nhận thức được đó là hành động bình thường cần có khi gặp người khác và sẽ thực hiện một cách thoải mái, tự nhiên. Một đứa trẻ lễ phép luôn nhận được sự quý mến.
Quy tắc không gây ảnh hưởng đến người khác nơi công cộng
Quy tắc không nói dối
Luôn nói cho trẻ biết sự trung thực là một đức tính quý. Vì vậy không được đánh mất đức tính này. Trẻ nói dối là khởi đầu cho việc đánh mất lòng tin vào người lớn. Khi nói dối trở thành một thói quen, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sau.
Quy tắc đúng giờ
Tính đúng giờ nên được rèn từ khi còn nhỏ; thà đợi người khác một lúc còn hơn để người khác đợi mình. Đúng giờ thường là một thước đo thành công rất quan trọng. Hãy cho trẻ hiểu, đừng coi người khác chờ đợi là điều hiển nhiên. Không có nhiều thứ được coi là đương nhiên trên thế giới này.