Bổ sung gì cho chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 19 Second

Đối với trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì để nhanh tăng cân, nâng cao sức đề kháng bắt kịp đà phát triển? Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn, thì các mẹ nên tham khảo ngay bài viết sau của lideruno.com nhé! Suy dinh dưỡng là một trong những tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Theo các chuyên gia, thì tình trạng này rất thường xảy ra với các bé đặc biệt là đối với các bé dưới 3 tuổi.

Thống kê năm 2016 của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam cho thấy, tỷ lệ trẻ em thiếu cân chiếm 14,1%, thấp còi là chiếm 24,6%, gầy còm chiếm 7,8%. Nhưng riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được ghi ở cả ba thể trạng nhẹ cân như trên theo lần lượt, thấp còi và gầy còm lần lượt ở mức như sau 4,1%; 6,4% và 2,1%. Trước khi tìm hiểu thực đơn dinh dưỡng cho bé, các mẹ nên tham vấn các chuyên gia y tế bé cưng suy dinh dưỡng ở mức độ nào mẹ nhé.

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng về cân nặng cũng như chiều cao

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng về cân nặng cũng như chiều cao. Mẹ không nên so sánh tốc độ phát triển của con với các bạn để khẳng định bé cưng có bị suy dinh dưỡng hay không. Thay vào đó, mẹ nên theo dõi và ghi lại cân nặng của trẻ và so sánh sự phát triển của trẻ theo từng tháng tuổi. Nếu trẻ liên tục giảm cân hoặc không có dấu hiệu tăng cân trong vòng 3 tháng, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác và toàn diện, mẹ cũng nên theo dõi cả chỉ số cân nặng và chiều cao. Tham khảo Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài sự giảm sút về cân nặng, trẻ suy dinh dưỡng cũng có một số biểu hiện sau:

  • Biếng ăn hoặc ăn ít.
  • Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
  • Mọc răng chậm.
  • Da xanh xao.

Nếu bé cưng có các biểu hiện trên, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các chuyên gia chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, suy dinh dưỡng ở trẻ em thường được chia thành 3 loại: Suy dinh dưỡng cấp tính, suy dinh dưỡng mạn tính và suy dinh dưỡng bào thai

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Bổ sung protein và vitamin D, canxi

Trẻ suy dinh dưỡng phần lớn là do thiếu lượng protein, vitamin D và canxi, dẫn đến trẻ thấp còi, chậm lớn. Vì vậy, khẩu phần của trẻ suy dinh dưỡng cần được cung cấp nhiều các nhóm thực phẩm này.

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt, kẽm và selen

Những dưỡng chất này không chỉ giúp kích thích hấp thu thức ăn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Hải sản, các loại đậu, củ cải trắng, lòng đỏ trứng gà… là những thực phẩm giàu sắt, kẽm và selen mẹ có thể thêm vào thực đơn của bé cưng.

Tăng dầu mỡ

So với chất bột đạm, dầu mỡ cung cấp gấp đôi năng lượng. Vì vậy, khi nấu cháo, bột hoặc cơm cho trẻ, mẹ có thể thêm một muỗng cà phê dầu ăn để giúp bé hấp thụ tốt hơn các loại vitamin tan trong dầu.

Ăn thêm bữa phụ

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt, kẽm và selen
Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn thêm nhiều bữa phụ

Ngoài 3 bữa chính, trẻ suy dinh dưỡng nên ăn thêm nhiều bữa phụ. Các bữa ăn này nên bắt đầu trước bữa chính khoảng 2 tiếng. Trường hợp bé ăn ít vào bữa chính; mẹ có thể cho bé ăn bù thêm vào những bữa phụ này.

Thường xuyên đổi món

Cách này sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu dưỡng chất dinh dưỡng từ nhiều thực phẩm khác nhau. Hơn nữa, việc thay đổi món cũng giúp bé không có cảm giác nhàm chán, biếng ăn.

Trẻ suy dinh dưỡng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời; không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng. Mà còn tác động tiêu cực đến trí não của trẻ. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II). Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc. Vậy, trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Cần bổ sung gì? Chế độ ăn như thế nào?

  • Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
  • Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi; sữa cho trẻ suy dinh dưỡng hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung; theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên; thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
  • Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa); trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ. Tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cũng như các cách chăm sóc trẻ trong chuyên mục Chăm sóc bé tại website lideruno.com

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 16 = 22