Bật mí cho bạn cách hấp cua, ghẹ đúng cách, không rụng càng, chân

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 43 Second

Có thể nói không ai trong chúng ta không biết cách hấp ghẹ, cua. Đổ nước vào nồi, cho cua vào hấp chín. Tuy nhiên, điều này sẽ làm mất đi vị chuẩn của cua, không ngon. Và trường hợp khác, khi bạn mua hải sản, điều đầu tiên cần quan tâm là nó có tươi hay không. Nếu ghẹ không tươi, dù có bí đến đâu cũng khó làm lu mờ được mùi hôi bên trong. Hai trường hợp trên sẽ được bài viết lideruno.com sẽ là mẹo giúp bạn hấp cua, ghẹ không rụng chân, rụng càng mà thịt lại chắc và ngon. Khi hấp ghẹ, bạn cần nắm vững một số bí quyết để thịt ghẹ thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Lợi ích của thịt cua, ghẹ đối với sức khỏe

Lợi ích của thịt cua, ghẹ đối với sức khỏe
Lợi ích của thịt cua, ghẹ đối với sức khỏe

Cua ghẹ là loại hải sản rất giàu đạm và các nguyên tố vi lượng. Nó là món ngon bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dưỡng chất cao, thịt cua, ghẹ xứng đáng là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến những lợi của chúng như:

Phòng và điều trị căn bệnh thiếu máu

Với lượng vitamin B12 và chất sắt có trong thịt cua, chúng giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa và chữa trị được chứng bệnh thiếu máu hiệu quả.

Giúp bạn giảm lượng mỡ trong máu

Trong thịt cua, ghẹ chứa nhiều chất khoáng, axit béo Omega 3, magie có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa có trong máu. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ.

Thúc đẩy hình thành và phát triển cơ bắp

Lượng protein có trong thịt cua, ghẹ nhiều hơn so với các loại cá và thịt khác, do đó bạn có thể bổ sung cho cơ thể lượng protein cần thiết có trong thịt cua. Chúng giúp cơ bắp phát triển, giúp cho tóc, móng tay và làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.

Phát triển của tim mạch và não bộ

Omega 3 có trong cua, ghẹ sẽ là dưỡng chất giúp não bộ và tim mạch phát triển. Đồng thời, chúng cung cấp hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen.

Ngăn ngừa bệnh viêm khớp

Trong thịt cua có chất selen – đóng vai trò như chất chống oxy hóa, nhằm ngừa các bệnh về viêm khớp. Đồng thời, chúng còn dùng để chữa trị những vết bầm dập, trật khớp, ứ huyết hoặc gãy xương khá hiệu quả.

Ngoài ra thịt cua còn có khả năng phòng bệnh loãng xương, giúp giảm cân, ngừa mụn, giảm thiểu cholesterol, điều chỉnh huyết áp. Tốt cho phụ nữ mang thai và người lớn tuổi mắc các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch.

Mẹo hấp cua, ghẹ chắc thịt, thơm ngon, không rụng càng, chân

Mẹo hấp cua, ghẹ chắc thịt, thơm ngon, không rụng càng, chân
Mẹo hấp cua, ghẹ chắc thịt, thơm ngon, không rụng càng, chân

Trước tiên, bạn cần làm sạch cua ghẹ bằng bàn chải. Sau đó, chần sơ cua ghẹ qua nước nóng trước để sau khi hấp thịt không bị sượng; và có vị ngọt hơn, gạch cũng không bị chảy ra ngoài. Tiếp theo, xếp cua ghẹ ngay ngắn vào xửng, thêm vào lát gừng, hấp trên lửa lớn là được.

Nếu bạn cho trực tiếp cua ghẹ tươi sống vào xửng hấp, khi nhiệt độ nóng dần lên. Chúng sẽ vùng vẫy khiến phần thịt chỗ mai cua chảy ra nước màu vàng, ảnh hưởng đến toàn bộ gạch. Vì vậy, cách tốt nhất là nên buộc hết toàn bộ càng cua lại; để chúng không thể nhúc nhích, chần sơ qua với nước nóng. Như vậy khi hấp xong thịt sẽ giữ nguyên vẹn và ngon hơn hẳn. Bên cạnh đó, khi hấp cua nên đun lửa to trước rồi mới cho cua vào xửng hấp trong 10 phút.

Có một lưu ý nhỏ, sau khi ăn cua ghẹ xong không nên uống nước lạnh; hoặc trà để đề phòng trường hợp bị tiêu chảy. Nếu là người bụng yếu, không nên ăn hải sản hoặc ăn kèm với gừng.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

17 − 16 =